Cùng với tuyến cáp AAE-1, tuyến cáp quang biển tiếp theo là APG (Asia Pacific Gateway) đã được đơn vị kỹ thuật khắc phục xong sự cố, khôi phục tín hiệu đường truyền trên toàn tuyến.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Việc hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển APG giúp toàn bộ lưu lượng kết nối internet đi quốc tế hướng Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật Bản đã trở lại bình thường, sau gần 1 tháng bị gián đoạn.
Quá trình sửa chữa trên tuyến APG đã được khắc phục xong vào ngày 27/11 vừa qua, sớm hơn so với thời gian dự kiến 2 ngày (dự kiến ngày 29/11 mới sửa xong) và cùng với tuyến cáp biển khác là AAE-1 (Asia Africa Europe 1) cũng đã được khôi phục dung lượng hoàn toàn là tin vui với các nhà cung cấp dịch vụ và người dùng internet Việt Nam nhất là trong thời điểm dịch bệnh hiện nay khiến việc làm việc tại nhà và học tập trực tuyến chịu ảnh hưởng rất nhiều khi gặp sự cố đứt cáp quang biển.
Để khắc phục sự cố trên, đơn vị kỹ thuật đã phải đóng nguồn trạm cập bờ HKG (HongKong, Trung Quốc) dẫn tới vấn đề gián đoạn kết nối trên tuyến cáp. Hiện, chỉ còn tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) đang được đơn vị quản lý sửa chữa, dự kiến hoàn tất vào ngày 15/12/2021.
Được biết, APG được đưa vào khai thác từ cuối năm 2016, kết nối 9 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. APG có sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp viễn thông lớn. Các nhà cung cấp dịch vụ trong nước đã đầu tư, khai thác 6 tuyến cáp quang biển quốc tế (AAG, SW3, IA, APG, AAE-1, Faster). Ngoài ra, VNPT đang đầu tư xây dựng tuyến SJC2 (South East Asia - Japan 2 Cable System) kết nối 6 nước: Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng là tuyến cáp quang biển quốc tế thứ 6 do VNPT tham gia.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Việc hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển APG giúp toàn bộ lưu lượng kết nối internet đi quốc tế hướng Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật Bản đã trở lại bình thường, sau gần 1 tháng bị gián đoạn.
Quá trình sửa chữa trên tuyến APG đã được khắc phục xong vào ngày 27/11 vừa qua, sớm hơn so với thời gian dự kiến 2 ngày (dự kiến ngày 29/11 mới sửa xong) và cùng với tuyến cáp biển khác là AAE-1 (Asia Africa Europe 1) cũng đã được khôi phục dung lượng hoàn toàn là tin vui với các nhà cung cấp dịch vụ và người dùng internet Việt Nam nhất là trong thời điểm dịch bệnh hiện nay khiến việc làm việc tại nhà và học tập trực tuyến chịu ảnh hưởng rất nhiều khi gặp sự cố đứt cáp quang biển.
Để khắc phục sự cố trên, đơn vị kỹ thuật đã phải đóng nguồn trạm cập bờ HKG (HongKong, Trung Quốc) dẫn tới vấn đề gián đoạn kết nối trên tuyến cáp. Hiện, chỉ còn tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) đang được đơn vị quản lý sửa chữa, dự kiến hoàn tất vào ngày 15/12/2021.
Được biết, APG được đưa vào khai thác từ cuối năm 2016, kết nối 9 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. APG có sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp viễn thông lớn. Các nhà cung cấp dịch vụ trong nước đã đầu tư, khai thác 6 tuyến cáp quang biển quốc tế (AAG, SW3, IA, APG, AAE-1, Faster). Ngoài ra, VNPT đang đầu tư xây dựng tuyến SJC2 (South East Asia - Japan 2 Cable System) kết nối 6 nước: Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng là tuyến cáp quang biển quốc tế thứ 6 do VNPT tham gia.
VNT team tổng hợp