Sau 6h sáng 21/9, 22 chốt kiểm soát cửa ngõ thủ đô tiếp tục kiểm soát theo Chỉ thị 16. Người tỉnh ngoài được vào Hà Nội nhưng phải đảm bảo quy định phòng dịch. Vận tải công cộng chưa hoạt động.
Hà Nội vẫn sẽ duy trì 22 chốt cửa ngõ thủ đô nhằm kiểm soát chặt chẽ người ra vào (Ảnh: Nguyễn Trường).
"Tinh thần đang giống như lò xo bị nén, mở một chút là quá đà"
Chiều 20/9, sau nghe các sở ngành liên quan báo cáo và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, trong hôm nay, UBND TP Hà Nội sẽ ban hành chỉ thị mới thông tin cụ thể về các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố trong 15 ngày tiếp theo.
"Chỉ thị này sẽ áp dụng cho 2 tuần tiếp theo nhưng trên thực tế không "đóng đinh" trong 2 tuần mà căn cứ thực tiễn có thể điều chỉnh cho phù hợp" - ông Phong cho hay.
Theo ông Phong, trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, thành phố quyết định trong giai đoạn tới sẽ nới lỏng một số hoạt động, tạo điều kiện cho người dân sản xuất kinh doanh, phát triển phục hồi trở lại. Tuy nhiên, các hoạt động được nới lỏng vẫn dựa trên tinh thần phải đảm bảo công tác phòng chống dịch, đảm bảo thành quả đã đạt được sau 60 ngày giãn cách xã hội.
Đáng chú ý, theo lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, đối với dịch bệnh thì "không thể nói trước điều gì" và hiện tại thành phố vẫn đang đối mặt với nhiều nguy cơ.
Cụ thể, Hà Nội vẫn còn F0 ngoài cộng đồng dù đã tầm soát diện rộng và chúng ta phải xác định sống chủ động, sống an toàn với Covid-19.
Nguy cơ rất cao tiếp theo là Hà Nội bị lây bệnh từ bên ngoài. Bởi lẽ, dịch bệnh vẫn có trên cả nước và các tỉnh thành liên quan. Trong khi đó, Hà Nội là "huyết mạch" của giao thông, văn hóa, kinh tế, chính trị. Ông Phong cho rằng, về tinh thần, tư tưởng trong cả hệ thống của thành phố cũng như người dân đang giống như lò xo bị nén.
"Khi mở ra một chút sẽ quá đà. Vì vậy để đảm bảo bền vững thành quả cần nhiều yếu tố trong đó có ý thức chấp hành các quy định phòng, chống dịch của người dân, nhất là việc thực hiện khai báo y tế thường xuyên… " - ông Phong bày tỏ.
Quang cảnh buổi họp chiều 20/9 (Ảnh: Nguyễn Trường).
22 chốt cửa ngõ kiểm soát người ra vào theo Chỉ thị 16
Tiếp tục thông tin tại buổi họp, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, thành phố vẫn sẽ duy trì 22 chốt ở cửa ngõ (trước đây có 23 chốt, nay dồn lại 22 chốt) vì nguy cơ dịch bệnh bên ngoài vào vẫn còn. Trong thời gian vừa qua, lực lượng CSGT, thanh tra, y tế… đã làm rất tốt việc kiểm soát người ra vào tại cửa ngõ.
"Vì vậy, trong thời gian tới, các chốt này vẫn thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 16, kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố. Riêng trong thành phố thì dừng phân vùng và thực hiện nhuần nhuyễn theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19" - ông Phong cho hay.
Trước đó, trả lời câu hỏi của báo chí, Đại tá Trần Ngọc Dương - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, thành phố vẫn phải duy trì các chốt để bảo vệ thành quả, ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ bên ngoài vào.
Việc lưu thông tại các chốt sẽ dựa trên nguyên tắc kiểm soát chặt cả người vào, người ra khỏi thành phố, đồng thời cũng kiểm soát chặt chẽ người từ các vùng dịch, vùng nguy cơ cao vào thành phố.
"Quan điểm là không cấm người từ tỉnh ngoài vào Hà Nội mà vào phải đáp ứng đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo quy định" - ông Dương cho hay.
Cũng theo Đại tá Dương, Công an thành phố sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cố gắng triển khai được việc quét mã QR nhằm tạo thuận lợi cho người dân khai báo y tế tại các chốt kiểm soát.
Bên cạnh đó, đơn vị sẽ tiếp tục tổ chức các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên địa bàn thành phố, nhất là tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm khi Hà Nội mở rộng và cho phép hoạt động trở lại với một số loại hình kinh doanh dịch vụ.
Nghiên cứu cho shipper hoạt động
Về đề xuất các phương án đi lại sau ngày 21/9, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục tạm dừng các loại hình vận tải công cộng trong và ngoài thành phố.
"Đối với vận chuyển hàng hóa trong nội đô, Sở đang nghiên cứu các giải pháp để tạo điều kiện tối đa, thuận lợi để đảm bảo hoạt động của các chuỗi cung ứng hàng hóa. Hiện nay, Sở cũng đang nghiên cứu để cho phép các shipper giao đồ ăn, hàng hóa được hoạt động trở lại với số lượng phù hợp để phục vụ nhu cầu của nhân dân" - ông Viện nói.
Hà Nội vẫn sẽ duy trì 22 chốt cửa ngõ thủ đô nhằm kiểm soát chặt chẽ người ra vào (Ảnh: Nguyễn Trường).
"Tinh thần đang giống như lò xo bị nén, mở một chút là quá đà"
Chiều 20/9, sau nghe các sở ngành liên quan báo cáo và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, trong hôm nay, UBND TP Hà Nội sẽ ban hành chỉ thị mới thông tin cụ thể về các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố trong 15 ngày tiếp theo.
"Chỉ thị này sẽ áp dụng cho 2 tuần tiếp theo nhưng trên thực tế không "đóng đinh" trong 2 tuần mà căn cứ thực tiễn có thể điều chỉnh cho phù hợp" - ông Phong cho hay.
Theo ông Phong, trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, thành phố quyết định trong giai đoạn tới sẽ nới lỏng một số hoạt động, tạo điều kiện cho người dân sản xuất kinh doanh, phát triển phục hồi trở lại. Tuy nhiên, các hoạt động được nới lỏng vẫn dựa trên tinh thần phải đảm bảo công tác phòng chống dịch, đảm bảo thành quả đã đạt được sau 60 ngày giãn cách xã hội.
Đáng chú ý, theo lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, đối với dịch bệnh thì "không thể nói trước điều gì" và hiện tại thành phố vẫn đang đối mặt với nhiều nguy cơ.
Cụ thể, Hà Nội vẫn còn F0 ngoài cộng đồng dù đã tầm soát diện rộng và chúng ta phải xác định sống chủ động, sống an toàn với Covid-19.
Nguy cơ rất cao tiếp theo là Hà Nội bị lây bệnh từ bên ngoài. Bởi lẽ, dịch bệnh vẫn có trên cả nước và các tỉnh thành liên quan. Trong khi đó, Hà Nội là "huyết mạch" của giao thông, văn hóa, kinh tế, chính trị. Ông Phong cho rằng, về tinh thần, tư tưởng trong cả hệ thống của thành phố cũng như người dân đang giống như lò xo bị nén.
"Khi mở ra một chút sẽ quá đà. Vì vậy để đảm bảo bền vững thành quả cần nhiều yếu tố trong đó có ý thức chấp hành các quy định phòng, chống dịch của người dân, nhất là việc thực hiện khai báo y tế thường xuyên… " - ông Phong bày tỏ.
Quang cảnh buổi họp chiều 20/9 (Ảnh: Nguyễn Trường).
22 chốt cửa ngõ kiểm soát người ra vào theo Chỉ thị 16
Tiếp tục thông tin tại buổi họp, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, thành phố vẫn sẽ duy trì 22 chốt ở cửa ngõ (trước đây có 23 chốt, nay dồn lại 22 chốt) vì nguy cơ dịch bệnh bên ngoài vào vẫn còn. Trong thời gian vừa qua, lực lượng CSGT, thanh tra, y tế… đã làm rất tốt việc kiểm soát người ra vào tại cửa ngõ.
"Vì vậy, trong thời gian tới, các chốt này vẫn thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 16, kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố. Riêng trong thành phố thì dừng phân vùng và thực hiện nhuần nhuyễn theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19" - ông Phong cho hay.
Trước đó, trả lời câu hỏi của báo chí, Đại tá Trần Ngọc Dương - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, thành phố vẫn phải duy trì các chốt để bảo vệ thành quả, ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ bên ngoài vào.
Việc lưu thông tại các chốt sẽ dựa trên nguyên tắc kiểm soát chặt cả người vào, người ra khỏi thành phố, đồng thời cũng kiểm soát chặt chẽ người từ các vùng dịch, vùng nguy cơ cao vào thành phố.
"Quan điểm là không cấm người từ tỉnh ngoài vào Hà Nội mà vào phải đáp ứng đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo quy định" - ông Dương cho hay.
Cũng theo Đại tá Dương, Công an thành phố sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để cố gắng triển khai được việc quét mã QR nhằm tạo thuận lợi cho người dân khai báo y tế tại các chốt kiểm soát.
Bên cạnh đó, đơn vị sẽ tiếp tục tổ chức các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên địa bàn thành phố, nhất là tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm khi Hà Nội mở rộng và cho phép hoạt động trở lại với một số loại hình kinh doanh dịch vụ.
Nghiên cứu cho shipper hoạt động
Về đề xuất các phương án đi lại sau ngày 21/9, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục tạm dừng các loại hình vận tải công cộng trong và ngoài thành phố.
"Đối với vận chuyển hàng hóa trong nội đô, Sở đang nghiên cứu các giải pháp để tạo điều kiện tối đa, thuận lợi để đảm bảo hoạt động của các chuỗi cung ứng hàng hóa. Hiện nay, Sở cũng đang nghiên cứu để cho phép các shipper giao đồ ăn, hàng hóa được hoạt động trở lại với số lượng phù hợp để phục vụ nhu cầu của nhân dân" - ông Viện nói.
Theo Nguyễn Trường/ Dân trí
Chủ đề liên quan