Trước tình trạng nCoV đang lan rộng ra nhiều nước, Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê các câu hỏi về phòng chống dịch mà nhiều người đang ngộ nhận.
Máy sấy tay có hiệu quả trong việc tiêu diệt nCoV?
Trả lời: Máy sấy không có hiệu quả trong việc tiêu diệt nCoV. Để bảo vệ bản thân trước loại virus này, nên rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông hoặc nước rửa tay có cồn.
Đèn khử trùng bằng tia cực tím có giết chết nCoV?
Trả lời: Không nên sử dụng đèn UV để khử trùng tay hoặc các vùng da khác vì bức xạ UV có thể gây kích ứng da.
Máy đo thân nhiệt có phát hiện người bị nhiễm nCoV?
Trả lời: Máy đo thân nhiệt có hiệu quả trong việc phát hiện những người bị sốt, tức là có nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Tuy nhiên, nó không thể phát hiện ra những người nhiễm bệnh nhưng chưa bị sốt.
Xịt cồn hoặc Clo lên cơ thể có diệt được nCoV?
Trả lời: Việc làm này không thể diệt được nCoV đã xâm nhập vào cơ thể bạn. Xịt các chất như vậy có thể gây hại cho quần áo hoặc mắt, mũi, miệng… Tuy nhiên, cả hai đều hữu ích khi khử trùng bề mặt, nhưng cần được sử dụng đúng cách.
Ăn tỏi có ngăn ngừa nhiễm nCoV?
Trả lời: Tỏi là một sản phẩm lành mạnh có một số đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, không có bằng chứng rằng ăn tỏi đã bảo vệ mọi người khỏi nCoV.
Những người nào dễ mắc bệnh nCoV?
Trả lời: Mọi người ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm nCoV. Những người cao niên có bệnh từ trước như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim dễ bị bệnh nặng hơn.
Vaccine viêm phổi có chống lại nCoV?
Trả lời: Các loại vaccine chống viêm phổi như phế cầu khuẩn và Haemophilus cúm loại B (Hib), không chống lại nCoV. Virus này rất mới và khác biệt, nên cần phải có một loại vaccine riêng.
Kháng sinh có ngăn ngừa và điều trị nCoV?
Trả lời: Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus, nó chỉ chống lại vi khuẩn. Không nên sử dụng kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị nCoV. Đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị nCoV.
Máy sấy tay có hiệu quả trong việc tiêu diệt nCoV?
Trả lời: Máy sấy không có hiệu quả trong việc tiêu diệt nCoV. Để bảo vệ bản thân trước loại virus này, nên rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông hoặc nước rửa tay có cồn.
Đèn khử trùng bằng tia cực tím có giết chết nCoV?
Trả lời: Không nên sử dụng đèn UV để khử trùng tay hoặc các vùng da khác vì bức xạ UV có thể gây kích ứng da.
Máy đo thân nhiệt có phát hiện người bị nhiễm nCoV?
Trả lời: Máy đo thân nhiệt có hiệu quả trong việc phát hiện những người bị sốt, tức là có nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Tuy nhiên, nó không thể phát hiện ra những người nhiễm bệnh nhưng chưa bị sốt.
Xịt cồn hoặc Clo lên cơ thể có diệt được nCoV?
Trả lời: Việc làm này không thể diệt được nCoV đã xâm nhập vào cơ thể bạn. Xịt các chất như vậy có thể gây hại cho quần áo hoặc mắt, mũi, miệng… Tuy nhiên, cả hai đều hữu ích khi khử trùng bề mặt, nhưng cần được sử dụng đúng cách.
Ăn tỏi có ngăn ngừa nhiễm nCoV?
Trả lời: Tỏi là một sản phẩm lành mạnh có một số đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, không có bằng chứng rằng ăn tỏi đã bảo vệ mọi người khỏi nCoV.
Những người nào dễ mắc bệnh nCoV?
Trả lời: Mọi người ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm nCoV. Những người cao niên có bệnh từ trước như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim dễ bị bệnh nặng hơn.
Vaccine viêm phổi có chống lại nCoV?
Trả lời: Các loại vaccine chống viêm phổi như phế cầu khuẩn và Haemophilus cúm loại B (Hib), không chống lại nCoV. Virus này rất mới và khác biệt, nên cần phải có một loại vaccine riêng.
Kháng sinh có ngăn ngừa và điều trị nCoV?
Trả lời: Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus, nó chỉ chống lại vi khuẩn. Không nên sử dụng kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị nCoV. Đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị nCoV.
Trung Nguyên (tổng hợp)
Chủ đề liên quan
Không cấm người tỉnh ngoài vào Hà Nội, xe buýt chưa...
- Chủ đề tạo bởi ngoclinh
- Ngày gửi
Người đàn ông mang dòng máu hiếm với siêu kháng thể...
- Chủ đề tạo bởi thahtrung06
- Ngày gửi
Người Nhật tử vong ở Hà Nội nhiễm biến thể mới của...
- Chủ đề tạo bởi thahtrung06
- Ngày gửi
Hai giả thiết về nguồn lây Covid-19 của ca tử vong...
- Chủ đề tạo bởi Admin
- Ngày gửi
Bệnh nhân 237 đi lại nhiều nơi, tiếp xúc với hơn...
- Chủ đề tạo bởi Admin
- Ngày gửi
Tại sao WHO nói phải mất 18 tháng mới có vắc xin...
- Chủ đề tạo bởi tienlinh
- Ngày gửi